Kiến trúc thư viện cộng đồng ở thủ đô Amsterdam, Hà Lan
Thư viện cộng đồng là nơi không thể thiếu trong xã hội hiện đại, đó là nơi ẩn chứa vô vàn kiến thức dành cho mọi tầng lớp trong xã hội. The Openbare Bibliotheek - thư viện cộng đồng ở thủ đô Amsterdam, một nơi không chỉ hội tụ và tập hợp các loại sách từ cả không gian và thời gian, mà nó còn sở hữu một không gian kiến trúc độc đáo và khoa học.
Công ty thiết kế: Công ty thiết kế kiến trúc Jo Coenen & Co
Kiến trúc sư thiết kế: KTS Jo Coenen
Chủ đầu tư: hội đồng thành phố Amsterdam
Vị trí công trình: Oosterdokseiland 143, 1011 DL Amsterdam, The Netherlands
Diện tích: 28500 m2
Năm hoàn thành: 2007
Tổng kinh phí: 80 triệu Euro
Vị trí công trình trong thành phố Amsterdam
Kiến trúc sư Jo Coenen tốt nghiệp trường Technische Hogeschool ở Eindhoven, theo phong cách kiến trúc Trung Âu và Nam Âu, nổi tiếng về các công trình hành chính và cho cộng đồng trên khắp đất nước Hà Lan.
Cùng với toà nhà Vesteda ở Eindhoven và dự án Markt-Maas ở trung tâm Maastricht, thư viện cộng đồng Openbare Bibliotheek là những công trình thư viện đầu tiên và được xây dựng cùng lúc trong những năm đầu thế kỉ 21 của kiến trúc sư Jo Coenen.
Mặt cắt công trình
Với diện tích 28500 m2, Openbare Bibliotheek là thư viện lớn nhất ở châu Âu với hơn 7000 lượt tham quan mỗi ngày. Ý tưởng của công trình là tạo ra một không gian không chỉ dành cho việc đọc sách, mà còn là một trung tâm văn hoá cộng đồng, với nhiều hoạt động khác nhau. Sự tương tác giữa nội thất và ngoại thất được thể hiện đồng bộ và khoa học.
Để tạo ra một không gian bên trong được thoải mái nhất, công trình được tạo ra với hình dáng của một tảng đá được đẽo gọt, vì công trình năm tiếp giáp với đường ranh giới của thành phố. Nhưng chính điều này đã tạo điều kiện cho sự sáng tạo của các kiến trúc sự.
Hình dáng được đẽo gọt, không gian bên trong cũng dễ dàng được chia ra cho các khu vực khác nhau. Với một khu vực tập trung cho tất cả mọi người, các không gian khác được sắp xếp để tạo ra sự tiếp cận dễ dàng nhất.
Tuy nhiên, là một thư viện, một không gian tĩnh lặng và tách biệt có một vai trò không thể thiếu. Việc thiết kế một không gian như thế trong một không gian công cộng là bài toán khó đối với các kiến trúc sư. Các loại vật liệu cách âm tốt như tường rỗng hay kính cường lực được sử dụng để giải quyết điều này
Điều dễ nhận thấy ở công trình thư việc cộng đồng này đó là sự tương phản, với sự phân khu dựa vào các tính chất của hoạt động. Phần phía dưới (base plinth) dành cho các hoạt động cộng đồng của thành phố, phần ở giữa (middle) dành cho công năng chính của công trình – thư viện, và phần bên trên (top) dành cho khu vực kinh doanh và gặp gỡ của du khách, bao gồm nhà hàng và rạp chiếu phim…
Khu vực công cộng (base plinth)
Khu vực thư viện
Khu vực kinh doanh và gặp gỡ của du khách
Một góc nhìn thành phố từ thư viện
Thay vì sử dụng gạch, công trình sử dụng những viên đá có sẵn ở địa phương để làm kết cấu bao che kết hợp với kết cấu chịu lực bằng bê tông cốt thép và vật liệu trang trí bằng gỗ. Việc sử dụng các viên đá làm tường xây không chỉ tận dụng được vật liệu địa phương, không sử dụng đất sét để làm gạch– vốn không được khuyến khích tại các nước phát triển, mà còn tạo ra một không gian rất đặc trưng cho công trình, tăng thêm sự bền vững cho công trình.
Đối với những công trình có kích thước lớn như thư viện Openbare Bibliotheek , việc đem ánh sáng tự nhiên vào công trình không phải là một nhiệm vụ dễ dàng.
Kiến trúc sư Jo Coenen đã tận dụng tất cả các không gian có thể để lấy ánh sáng tự nhiên cho công trình bằng cách tạo ra các góc cong ở các cạnh, để tạo ra diện tích lấy sáng lớn hơn, cho đến tạo ra các khoảng thông tầng và thiết kế thang cuốn làm vật phản quang để lấy ánh sáng khu vực trung tâm.
Các tấm kính cong được dùng để tối ưu hoá việc lấy ánh sáng tự nhiên
Sử dụng các khoảng thông tầng cho việc lấy ánh sáng
Các thang cuốn như những vật phản quang
Hệ thống đèn nhân tạo lấy hình ảnh từ những cối xay gió - vật đặc trưng của đất nước Hà Lan
Trong thiết kế công trình, các giải pháp kiến trúc và kết cấu đưa ra cần phải được đáp ứng bởi công nghệ thi công xây dựng. Giải pháp kết cấu được chọn là khung bê tông cốt thép toàn khối, cột tròn với bước cột lớn (dạng kết cấu thường thấy của các công trình công cộng), cùng với một mái treo ở phía ngoài của công trình.
Hệ thống mái che và gỗ trang trí mặt ngoài của công trình
Hệ thống điều hoà được bố trí khéo léo vào các lỗ thông tầng, vì vậy không cần phải bố trí đường ống vào hệ thống sàn. Hệ thống kỹ thuật về đường ống nước được bố trí như một khu hoát hiểm thứ hai, vì vậy hệ thống sàn được liền lạc, không cần phải chia ra.
Hệ thống kỹ thuật được bố trí thông tầng để tránh việc phải chia cắt các ô sàn
Hầu hết các công trình ở các nước phát triển đều chú ý đến vấn đề tiết kiệm năng lượng. Công trình thư viện Openbare Bibliotheek cũng không ngoại lệ, ngoài việc sử dụng vật liệu đá tự nhiên thay cho gạch ngói, hệ thống mái của công trình còn được trang bị hệ thống pin năng lượng mặt trời, tăng tính bền vững cho công trình.
Một dạng công trình công cộng lớn với các không gian khác nhau và tương phản đòi hỏi một sự khoa học và hợp lý rất lớn trong việc bố trí không gian. Và với sự sáng tạo trong thiết kế công trình thu viện cộng đồng ở Amsterdam, các kiến trúc sư đã hoàn thành rất tốt nhiệm vụ của mình trong việc tạo ra một sản phẩm đáp ứng cho nhu cầu phát triển của xã hội.
Bài viết liên quan
- Thiết kế sân vườn hợp phong thuỷ mang an lành cho gia chủ (05-11-2015)
- Những mẫu thiết kế sân thượng đẹp (23-11-2015)
- Những lưu ý để bài trí phòng ngủ hợp phong thủy (21-11-2015)
- Sẽ tràn ngập các thương vụ M&A bất động sản trong năm 2016 (16-10-2015)
- Phố đi bộ sắp có mặt tại thành phố Bến Tre (02-11-2015)
- Thiết kế nhà 34m² trên đất nở hậu (10-11-2015)
- Lý luận phê bình kiến trúc gắn lý thuyết với thực tiễn và giá trị bản sắc (09-11-2015)
- Gạch chữ U – Giải pháp mới dành cho tường xây bền vững (09-11-2015)
- TPHCM: Bất động sản cao cấp tăng giá mạnh (21-10-2015)
- Ngôi nhà của Năng lượng / thiết kế: BG Architekture (11-11-2015)